HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP CÁCH TỰ HỌC LÁI XE Ô TÔ CHI TIẾT VÀ AN TOÀN DỄ NHỚ 2024

PHÍA TRƯỚC TAY LÁI LÀ MẠNG SỐNG HÃY LÁI XE BẰNG CẢ TRÁI TIM
logo
hotline.png

0933 850 767 0971 650 767

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP CÁCH TỰ HỌC LÁI XE Ô TÔ CHI TIẾT VÀ AN TOÀN DỄ NHỚ 2024
28/08/2024 09:02 PM 7 Lượt xem

    HƯỚNG DẪN  PHƯƠNG PHÁP CÁCH TỰ HỌC LÁI XE Ô TÔ CHI TIẾT VÀ AN TOÀN DỄ NHỚ 2024

    I. Làm quen với xe ô tô

    1. Các nguyên tắc cơ bản trước khi lái xe ô tô

    Trước khi lái xe ô tô, bạn cần thực hiện một số nguyên tắc cơ bản để giúp việc lái xe diễn ra thuận lợi hơn, đảm bảo an toàn cho tài xế. Cụ thể như sau:

    Thắt dây an toàn: Đây chính là nguyên tắc lái xe ô tô an toàn và quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện đầu tiên khi ngồi vào vô lăng. Đồng thời, kiểm tra túi khí và các cửa xe đã đóng chặt hay chưa. 

    Chỉnh ghế lái: Để tư thế lái xe được thoải mái nhất, bạn cần chỉnh ghế lái tương xứng với tầm điều khiển của vô lăng để có thể kiểm soát và xử lý các tình huống dễ dàng.

    Kiểm tra gương xe: Đây là bộ phận quan trọng mà bạn cần chú ý trước khi lái xe ô tô. Bạn cần điều chỉnh gương phù hợp để có góc nhìn rộng nhất, giúp quan sát phía sau xe rõ ràng hơn.

    2. Nhận biết các bộ phận chính bên trong xe

    Việc nhận biết các bộ phận bên trong xe rất quan trọng vì điều này giúp bạn dễ dàng thực hiện các thao tác điều khiển xe di chuyển, hạn chế những sự cố xảy ra do nhầm lẫn, sai sót.

    Vô lăng: Nằm ở vị trí bên trái xe, giúp điều khiển hướng chuyển động của ô tô linh hoạt.

    Công tắc còi điện: Điều khiển còi phát ra âm thanh để thông báo cho người đi đường và các phương tiện khác biết khi xe đang lưu thông.

    Công tắc đèn: Dùng để bật/tắt các loại đèn trên xe. Những loại đèn này nằm trên trục tay lái được thiết kế theo nguyên tắc: nấc 1 là đèn cốt, nấc 2 là đèn pha và nấc cuối là đèn xi nhan gạt về phía trước hoặc phía sau.

    Khóa điện (Lock): Bao gồm Vị trí cắt điện (ACC); cấp điện hạn chế, cấp điện hoàn toàn (ON) và khởi động (START).

    Bàn đạp ly hợp – côn: Bộ phận này nằm ở bên trái của trục vô lăng, dùng để mở ly hợp, giúp nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Thiết bị này thường được sử dụng khi xe khởi động động cơ, chuyển số hoặc phanh dừng xe.

    Bàn đạp phanh chân: Vị trí nằm ở bên phải của trục vô lăng giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga. Bộ phận này có chức năng điều khiển hệ thống phanh, giúp giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.

    Bàn đạp ga: Nằm ở bên phải của trục vô lăng, bên cạnh bàn đạp phanh giúp điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.

    Cần điều khiển phanh tay: Có chức năng giữ cho xe đứng yên trên đường dốc, đồng thời hỗ trợ cho phanh chân trong một số trường hợp cần thiết.

    Công tác gạt nước: Bao gồm nấc 0 là ngừng gạt, nấc 1 là gạt từng lần, nấc 2 là gạt chậm và nấc 3 là gạt nhanh.

    II. Hướng dẫn về số trên xe ô tô

    Vào số là bước cơ bản không thể thiếu khi lái xe ô tô. Nếu như bạn vào số không đúng thì hộp số sẽ nhanh bị hỏng thậm chí có thể gây ra tai nạn. 

    Trên cần gạt số có vị trí ghi chữ N hoặc số 0. Đó chính là số đầu tiên hay còn được gọi là về “mo”, lúc này xe sẽ không di chuyển kể cả khi bạn đạp ga.

    Để vào số an toàn, bạn cần nắm rõ nguyên tắc cài số của cần số và quy trình sang số. Cụ thể như sau:

    1. Nguyên tắc cài số của cần số

    Khi điều khiển cần số, bạn sẽ làm thay đổi khớp nối giữa các bánh răng trong hộp số, từ đó sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ô tô cũng thay đổi theo.

    Để chuyển số an toàn, bạn cần đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, sau đó dùng lực của cánh tay để đưa cần số từ số hiện tại trở về số “0” và tiếp tục đưa cần số vào số phù hợp là xong.

    Chú ý:

    Trước khi vào số lùi (®), bạn cần thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm.

    Khi đổi số, bạn có thể đạp ly hợp 2 lần liên tiếp. Trong đó đạp lần đầu để đưa cần số về số “0” và đạp lần 2 để đưa cần số từ số “0” vào cửa số cần dùng. 

    Khi chuyển số, bạn phải đặt mắt nhìn thẳng, thao tác nhanh nhẹn và dứt khoát. Lúc thực hiện xong, bạn cần tiếp tục đưa tay nắm vào vành vô lăng để xe không bị chệch hướng.

    2. Quy trình sang số

    Sang số là thao tác thay đổi lực kéo và tốc độ của xe ô tô sao cho phù hợp với cung đường. Cụ thể:

    Từ số 0 sang số 1:

    Số 0 hiển thị là không có bánh răng nào ăn khớp, xe ô tô không chuyển động. Số 1 là lực kéo lớn nhất với tốc độ chậm nhất. Số 1 thường được tài xế sử dụng khi xe bắt đầu xuất phát hoặc phải leo dốc cao.

    Để chuyển từ số 0 sang số 1, bạn kéo nhẹ cần số về phía số 1 rồi đẩy mạnh vào số 1.

    Từ số 1 sang số 2:

    Số 2 có tốc độ lớn hơn số 1 nhưng lực kéo lại nhỏ hơn.

    Để chuyển từ số 1 sang số 2, bạn kéo nhẹ cần số về số 0 sau đó đẩy vào số 2.

    Từ số 2 sang số 3:

    Số 3 có tốc độ lớn hơn số 2 nhưng lực kéo lại nhỏ hơn.

    Để chuyển từ số 2 sang số 3, bạn hãy đẩy cần số về số 0, sau đó kéo vào cửa số 3.

    Từ số 3 sang số 4:

    Số 4 có tốc độ lớn hơn số 3 nhưng lực kéo lại nhỏ hơn.

    Để chuyển từ số 3 sang số 4, bạn phải kéo cần số về số 0 sau đó đẩy vào số 4.

    Từ số 4 sang số 5:

    Số 5 có tốc độ lớn hơn số 4 nhưng lực kéo lại nhỏ hơn.

    Để chuyển từ số 4 sang số 5, bạn kéo cần số về số 0 sau đó đẩy sang cửa số 5.

    Vào số lùi: Số lùi được sử dụng khi bạn lùi xe. Để vào số lùi đúng cách, bạn hãy kéo cần số từ vị trí số 0 về phía cửa số lùi, tiếp đó đẩy cần vào số lùi là xong.

    III. Hướng dẫn khởi động, di chuyển và dừng xe ô tô

    1. Hướng dẫn khởi động và di chuyển ô tô

    Sau khi đã kiểm tra các bộ phận trong xe đầy đủ, cũng như không có những vật cản bên ngoài xe thì bạn tiến hành khởi động xe. Trạng thái xe lúc này đang ở vị trí phanh tay, cần số đang ở P. Bạn cần ngồi ở tư thế sẵn sàng và thực hiện lần lượt các động tác sau:

    Đặt chân vào chân phanh

    Khởi động xe (Trước khi cho xe di chuyển bạn cho nổ máy vài giây)

    Kiểm tra tình trạng hoạt động của đèn, còi xe

    Đạp mạnh phanh chân 

    Chuyển cần số về D

    Nhả phanh tay nhẹ nhàng

    Chuyển sang đạp chân ga và bắt đầu di chuyển xe

    2. Cách vào số khi cần đỗ xe 

    Khi cần vào số để đỗ xe, bạn cần thực hiện lần lượt các thao tác sau:

    Đạp phanh chân cho tới khi xe dừng hẳn, sau đó giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.

    Kéo phanh tay với lực kéo vừa đủ, không nên kéo quá mạnh nếu bạn đang đỗ xe trên mặt đường bằng phẳng.

    Cuối cùng bạn đẩy cần số về P là xong.

    3. Cách dừng xe ô tô khi chờ đèn đỏ

    Nếu đang lái ô tô mà cần dừng xe do gặp đèn đỏ thì bạn thực hiện các bước như sau:

    Đạp chậm phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, đồng thời giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh cho đến lúc đèn xanh nếu thời gian dừng đèn đỏ ít hơn 10 giây.

    Chuyển sang đạp chân ga và cho xe chạy. Nếu thời gian chờ đèn đỏ dài hơn 10 giây, bạn nên chuyển cần số về N, đồng thời nhá phanh để xe dừng lại. Nếu thời gian dừng đèn đỏ dài khoảng 60 - 90 giây thì bạn nên kéo phanh tay để chân được thoải mái hơn.

    Khi chuyển sang đèn xanh, bạn cần đạp phanh và đẩy cần số về vị trí D. Sau đó bạn chuyển chân phanh sang chân ga và chạy bình thường.

    4. Hướng dẫn đỗ xe bằng cách kéo phanh tay

    Phanh tay có tác dụng giữ cho xe ô tô đứng yên, tránh việc xe bị trôi, trượt. Khi đỗ xe, trước tiên bạn cần đạp phanh chân, sau đó kéo phanh tay, gạt cần số về P rồi tắt máy là xong.

    Chú ý: Khi cho xe dừng, dù đã kéo cần số về số 0 nhưng bạn vẫn cần nhá chân phanh hoặc kéo phanh tay để đảm bảo an toàn trong trường hợp xe bị trôi theo quán tính hoặc khi bị xe phía sau tông lên. 

    IV. Một số lưu ý cần thiết khi người mới bắt đầu học lái xe ô tô 

    1. Làm quen và thành thạo những thao tác trên xe

    Khi mới bắt đầu lái xe, bạn hãy cẩn thận điều chỉnh ghế lái, vô lăng và gương chiếu hậu để có tư thế ngồi thoải mái và mắt có thể bao quát được tầm nhìn qua gương chiếu hậu.

    Tiếp đó, bạn hãy thắt dây an toàn trước khi khởi động xe. Nếu bạn bỏ qua điều này, các túi khí không thể bảo vệ bạn trong những tình huống bất trắc như tai nạn, rất nguy hiểm.

    2. Chạy xe với tốc độ phù hợp

    Khi mới lái xe, bạn không nên tăng tốc đột ngột, đi xe với tốc độ cao hay dừng xe bất ngờ vì dễ gặp nguy hiểm. Bạn hãy chú ý lái xe ở tốc độ thấp và tăng dần tốc độ để đảm bảo an toàn, bởi điều này sẽ giúp bạn xử lý khéo léo khi xảy ra những tình huống bất ngờ.

    3. Giữ khoảng cách an toàn khi lái xe 

    Trong quá trình tập lái, bạn hãy tập luyện kỹ năng đọc khoảng cách an toàn bằng việc đi đến đoạn đường vắng rồi tập xi-nhan, tiến dần xe và dừng lại trước khi va chạm với xe khác.

    Ngoài ra, bạn cũng nên cảm nhận và đo đạc khoảng cách an toàn giữa xe mình với các xe phía trước để tránh xảy ra những va chạm. Do mỗi xe có độ dài phần đầu không giống nhau, vì vậy việc cảm nhận khoảng cách phía trước là điều cần thiết khi lái xe.

    4. Chú ý quan sát gương chiếu hậu

    Gương chiếu hậu là bộ phận giúp bạn bao quát được không gian phía sau xe, giúp bạn tránh được các rủi to như quẹt thành xe vào ven đường, tạt đầu xe khác hay bị chèn vạch. Do vậy, khi lùi xe, bạn không cần quay đầu lại hay thò đầu ra ngoài mà hãy nhìn vào gương chiếu hậu để quan sát và thực hiện thao tác.

    5. Giữ vững tâm lý khi lái xe

    Khi tham gia giao thông, bạn thường gặp phải những tình huống bất ngờ, khó xử lý. Vì vậy, bạn không nên xao nhãng khi lái xe mà hãy luôn vững vàng tâm lý, tập trung lái xe nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho mình và những người khác. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ các biển báo trên đường, qua ngã ba, ngã tư để tuân thủ đúng Luật Giao thông Đường bộ.

    Các Bạn Có Nhu Cầu Thi Bằng Lái Xe Các Hạng A1, A2, B1, B2, C, Nâng Dấu, Đổi Bằng

     

    Zalo
    Hotline